Cung đường đèo Mã Pí Lèng tọa độ hơn 2000 mét, nối liền với thị trấn Đồng Văn và Mèo Vạc; nơi đây, được ví là một trong tứ đại đỉnh đèo đẹp nhất tại miền Bắc nước ta. Vậy cung đường đèo Mã Pí Lèng có gì thu hút khách du lịch đến vậy, thì hãy cùng Sor tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Mục lục
Mã Pí Lèng được ví như sống mũi ngựa
Mã Pí Lèng được gọi theo nhiều cách khác nhau, nhưng ý nghĩa chung đó chính là sống mũi ngựa; cái tên bao quát sự hiểm trở của đỉnh đèo.
Người dân tộc H’Mông thường có câu: “Những con ngựa cái khi leo đến đỉnh đèo cũng trụy thai mà chết. Bởi nơi đây có dốc khá cao và hiểm trở đến nổi ngựa cũng không chịu nổi”.
Khám phá đường đèo Mã Pí Lèng
Cung đường đèo Mã Pí Lèng dài khoảng tâm 20 km; là nơi có địa hình khá chông gai, cheo leo được các thanh niên xung phong tạo nên.
Đèo Mã Pí Lèng thuộc 3 xã, trong đó có xã Pải Lủng, Pả Vi với Xín Cái. Nếu như bạn muốn vượt qua đỉnh đèo hiểm trở này, thì phải đi mon theo con đường Hạnh Phúc; đây là con đường nối liền với Hà Giang, Đồng Văn với thị trấn Mèo Vạc.
Đường nay đã được mở rộng, dễ đi hơn ngày xưa
Đèo Mã Pí Lèng không phải quá dài, nhưng nó là con đèo hiểm trở nhất ở vùng biên viễn phía Bắc. Nơi đây được xem như “vua” của các con đèo ở Việt Nam.
Ban đầu, đèo chỉ được mở rộng đủ chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ hàng. Về sau, đường đèo được mở rộng hơn cho ô tô, nhưng vẫn rất nguy hiểm do có nhiều đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc; nếu là 2 ô tô đi ngược chiều sẽ rất khó tránh nhau.
Những năm gần đây, con đường Hạnh Phúc đà được mở mang, tu sửa, dễ đi hơn; và không còn làm “ngựa tắt thở” nữa, mà đã trở thành di sản độc đáo về địa chất và cảnh quan.
Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoang sơ, hùng vĩ của đèo Mã Pí Lèng
Cao nguyên đá Đồng Văn có diện tích 2.356 km2 với cảnh quan hoang sơ. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là cao nguyên địa chất toàn cầu, nên hàng năm thu hút rất đông du khách ghé thăm, đặc biệt là các phượt thủ.
Sương phủ mây mờ trên đỉnh Mã Pí Lèng
Từ tháng 10 đến tháng 12 là thời điểm du khách đổ về nơi này đông nhất. Những dải sương mờ vào lúc sáng sớm bao phủ lấy cả cung đường đèo, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa hoang sơ vừa kỳ bí.
Hoa tam giác mạch Hà Giang vào mùa nở rộ
Chớm thu, khí hậu trong lành, mát mẻ, nắng dịu nhẹ, hoa tam giác mạch vào mùa nở rộ. Đây cũng là thời điểm người người đổ về cao nguyên đá Đồng Văn.
Bên cạnh việc đến Mèo Vạc ngắm hoa tam giác mạch, du khách cũng không thể bỏ lỡ vẻ đẹp kỳ vĩ trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng.
Sông Nho Quế nhìn từ đỉnh đèo Mã Pí Lèng
Đứng từ đỉnh đèo, du khách có thể ngắm con sông Nho Quế hiền hòa; cùng với núi non trùng trùng điệp điệp được bao phủ bởi các dải sương mờ. Từ độ cao trên 2.000 m này, du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng lại toàn bộ chặng đường mà mình vừa đi qua.
Cũng từ đây, du khách có thể quan sát từ xa được một phần của bản Mèo Vạc. Và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cánh đồng ruộng bậc thang tựa những thảm xanh trải dài tầng tầng lớp lớp trên lưng đèo.
Mỏm đá sống ảo nổi tiếng ở cung đường đèo Mã Pí Lèng
Không gì có thể lột tả được hết cái trùng điệp ngàn tầng ngàn lớp của núi. Cái trắng xóa huyền ảo của mây, cái thẳm sâu hun hút của vực, với dòng sông Nho Quế xanh ngắt dưới chân núi.
Đặc biệt, mỏm đá nhô ra từ một vị trí thuộc khu vực đèo Mã Pì Lèng. Đó chính là nơi cảm nhận được trọn vẹn sự hùng vĩ bao la của núi rừng miền biên giới phía Bắc.
Mã Pí Lèng không chỉ đẹp ở đỉnh đèo, khung cảnh ở chân đèo cũng sẽ khiến du khách cảm thấy mãn nguyện. Từ chân đèo, hất mắt nhìn lên sườn núi là những đường cong uốn khúc của một con đường đèo, mềm mượt; tựa như một dải lụa, kiêu hãnh mà ôm lấy vách đá dựng đứng.
Phía trên các ngọn núi là những áng mây phiêu bồng lấp lửng. Xen lẫn những ngôi nhà của đồng bào Mông, mang một vẻ đẹp rất mộc mạc.
Theo Dulichvietnam
Nguyễn Quỳnh