Mục lục
Hút mỡ là gì?
Hút mỡ là một loại thủ thuật loại bỏ chất béo được sử dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ. Bằng chứng không hỗ trợ cân nặng trong một vài tháng và nó dường như không ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến béo phì. Tại Hoa Kỳ, đây là loại phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện phổ biến nhất.
Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu, thủng nội tạng, chảy máu và nhiễm trùng. Tử vong xảy ra khoảng một trong mười nghìn trường hợp.
Phẫu thuật được thực hiện bởi việc gây mê toàn thân, khu vực hoặc từng bộ phận. Sau đó, nó liên quan đến việc sử dụng ống thông và áp suất âm để hút mỡ. Nó được xác nhận là hoạt động tốt nhất trên những người có trọng lượng ở mức bình thường và da có độ đàn hồi tốt.
Trong khi các tế bào mỡ được hấp thụ sẽ biến mất vĩnh viễn, sau vài tháng, lượng mỡ tổng thể của cơ thể sẽ trở lại mức trước khi điều trị. Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi bệnh nhân đã duy trì chế độ tập luyện và ăn kiêng trước đó. Trong khi chất béo trở lại phần nào ở khu vực được điều trị, phần lớn chất béo tăng lên xảy ra ở vùng bụng. Mỡ nội tạng the – lượng mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng – tăng lên, và điều này có liên quan đến các bệnh suốt đời như tiểu đường, đột quỵ và đau tim.
Càng béo hút mỡ càng nguy hiểm
Xin phép nhắc lại trường hợp của bà mẹ trẻ Ranika Hall, 25 tuổi, đã tử vong do hút mỡ sau sinh vì muốn “trùng tu” đường cong. Cô đã đi từ Missouri đến phía nam Florida để thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ. Các bác sỹ đã hút mỡ từ nhiều bộ phận trên cơ thể cô và sau đó tiêm chúng vào mông để cân đối 3 vòng và khiến mông trông đầy đặn hơn. Thế nhưng kết quả lại là một cái kết đau lòng, Ranika đã tử vong tại bệnh viện sau ca phẫu thuật. Điều này làm dấy lên sự lo ngại về vấn đề hút mỡ làm đẹp sau sinh.
Hút mỡ bụng là phương pháp tiến hành phẫu thuật giúp loại bỏ ra bên ngoài; lượng mỡ thừa ở bụng một cách nhanh chóng. Phương pháp thẩm mỹ này là một nhu cầu chính đáng của chị em; song không phải người nào béo cũng nên thực hiện. Nhất là đối với những người có lớp mỡ trung bình (không quá nhiều), có thể tỷ lệ thành công rất cao, trong khi với những phụ nữ béo đều từ đầu đến chân hoặc quá béo, tốt nhất không nên thực hiện biện pháp này.
Do vậy, cách làm đẹp này chỉ nên áp dụng cho những người có thân hình cân đối (không béo đều toàn thân), khỏe mạnh, da có độ đàn hồi tương đối tốt, không mắc chứng tiểu đường, rối loạn đông máu, nhiễm trùng và lượng mỡ máu vừa phải.
Quy trình
Trước khi tiến hành, bác sĩ phải khám kỹ càng và xác định rõ nhu cầu; đồng thời có trách nhiệm giải thích cho bệnh nhân biết tiên lượng đạt được sau khi hút mỡ bụng
Quy trình hút mỡ được tiến hành qua các bước sau:
Thực hiện các xét nghiệm cần thiết; cân nhắc trường hợp này có nên tiến hành phẫu thuật hay không; giúp hạn chế rủi ro, biến chứng.
Đánh dấu những khu vực mô mỡ có thể loại bỏ. Vị trí hút thường được xác định thông qua đánh giá tình trạng tâm lý; cũng như xem xét độ đàn hồi của da bệnh nhân.
Ống hút được đưa vào cơ thể bệnh nhân thông qua một đường chích tối đa chỉ 5 mm; nên không để lại sẹo. Quá trình hút mỡ diễn ra khá lâu; và đòi hỏi kỹ thuật viên phải có sức khỏe và kiên trì để vừa sử dụng ống hút thủ công liên tục; vừa đảm bảo độ an toàn của các tổ chức dưới da.
Bên trong cơ thể, ống thông liên tục làm nới lỏng các mô mỡ dưới bụng. Sau đó, máy bơm chân không hút mỡ ra bên ngoài. Đối với một người khỏe mạnh, lượng mỡ hút tối đa một lúc tại tất cả bụng, đùi, mông là 300 ml; nếu vượt quá dễ gây nhiều biến chứng có hại.
Biến chứng có thể gặp phải khi hút mỡ bụng
Khi hút mỡ bụng, tình trạng chảy máu hoặc hút sát da gây hoại tử; là những biến chứng thường xuyên xảy ra khi thực hiện loại hình làm đẹp này. Ngoài ra, nếu kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm; sẽ làm đường bụng của bệnh nhân không phẳng, gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng do vệ sinh không tốt cũng rất hay xảy ra.
Chính vì thể, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình; bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về các rủi ro có thể xảy ra; cũng như cơ địa bản thân để đảm bảo khi thực hiện; tránh tiền mất tật mang.
Xem thêm bài viết tại đây
Nguồn: vtc.vn
Phạm Diểm