“Cái răng cái tóc là gốc con người” – đây là câu thành ngữ của ta ngày xưa góp phần nêu lên quan điểm về cái đẹp rất đúng đắn với cuộc sống hiện đại ngày nay. Sở hữu một hàm răng đẹp là yếu tố đầu tiên quyết định sự hài hòa, cân đối của khuôn mặt. Nhiều người không may mắn để có một hàm răng đều và đẹp; đã chọn phương pháp niềng răng để chỉnh lại hàm răng của mình; việc này đòi hỏi chúng ta khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện; nhưng lại là biện pháp an toàn và được tin tưởng nhất ở thời điểm hiện tại. Nhiều người đã trở nên đẹp hơn nhờ phương pháp niềng răng này

Niềng răng là gì?

Niềng răng thường là dùng những mắc cài để đính lên răng và được nối với nhau bằng những sợi dây cung mỏng. Nhưng với thời đại mọi kĩ thuật và dụng cụ nha khoa càng được tân tiến như hiện nay lại xuất hiện nhiều hình thức niềng răng mới như niềng không mắt cài, niềng bằng những miếng nhựa trong suốt. Điều này góp phần giúp mang lại cho người niềng một hàm răng đẹp, cân đối với một nụ cười tự tin, đồng thời giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, niềng răng có mang lại những ảnh hưởng to lớn vơi sức khỏe không? Liệu việc này có tiềm ẩn những tác dụng phụ gây ra ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe?

niềng răng

Niềng răng có ảnh hưởng gì không? Những vấn đề thường gặp

Khó chịu nhẹ

Việc đeo niềng răng thường có thể mang cho bạn cảm giác khó chịu ban đầu rồi giảm dần. Việc này hoạt động bằng cách dịch chuyển theo hướng căn chỉnh phù hợp.  Do đó, thủ thuật này thường đem đến cho bạn cảm giác khó chịu ở nha, đôi lúc còn có thể khiến bạn bị đau đầu.

Tổn thương niêm mạc

Sau khi hoàn thành quá trình niềng răng, bạn sẽ được gắn mắc cài (bracket) và dây cung (wire) lên răng, điều này có thể gây kích thích lên niêm mạc miệng khiến bạn cảm thấy khó chịu. Một trong những cách phổ biến nhất giúp giảm bớt sự khó chịu do bộ niềng gây khó chịu lên vùng miệng là sử dụng sáp chỉnh nha.

Đau hàm

Niềng răng có đau không? Đau hàm là tình trạng khá phổ biến khi chỉnh nha, vì quá trình điều trị chỉnh nha làm dịch chuyển, hàm cũng thay đổi để phù hợp với răng nên có thể gây đau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để kiểm soát cơn đau này. Tình trạng này thường xảy ra mỗi khi tái khám chỉnh nha định kỳ.

Khó khăn khi ăn và nhai

Bạn sẽ được nong hàm khi riềng năng. Tác hại của nong hàm khiến bạn khó khăn khi nhai thức ăn  đặc biệt là sau mỗi lần siết răng. Bạn sẽ cảm thấy đau, ê răng mỗi khi nhai; đặc biệt là lúc ăn các thực phẩm rắn. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn ban đầu, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy dễ chịu hơn sau vài ngày đến 1 tuần tùy tình trạng.

Tác hại của niềng răng

Sâu răng

Khi niềng răng, bạn sẽ khó vệ sinh răng hơn thông thường; do bàn chải đánh răng khó có thể vệ sinh kỹ các ngóc ngách trong kẽ răng. Do đó, bạn rất dễ bị sâu răng. Đối với người niềng răng, bạn nên làm sạch răng kỹ lưỡng 2 lần/ngày kết hợp cùng việc sử dụng bàn chải kẽ răng. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng máy tăm nước để răng hàm được vệ sinh sạch sẽ hơn.

Mất canxi

Thực hành vệ sinh răng miệng tốt rất quan trọng đối với người dùng. Tình trạng vệ sinh răng kém có thể gây sâu răng, làm xuất hiện các vết trắng đục trên răng. Điều này xảy ra do các vi khuẩn làm mất các khoáng chất có trên men răng, đặc biệt là canxi.

Phản ứng dị ứng

Nhiều người có thể gặp phản ứng dị ứng với dây thun cao su latex; được sử dụng trong niềng răng hoặc mắc cài kim loại. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng dị ứng nào; xảy ra để được chỉ định sử dụng các sản phẩm khác thay thế.

Tiêu chân răng

Tiêu chân răng (root resorption) nghĩa là chân răng bị rút ngắn lại trong khoảng thời gian niềng răng. Trên thực tế, điều này thường không quá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng; do chân răng chỉ bị tiêu phần nhỏ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể bị tiêu mất 50% chân răng; điều này có thể gây ra những thay đổi đáng kể cho sức khỏe lâu dài của họ.

Cứng liền khớp niềng răng

Chứng cứng liền khớp (ankylosis) là tình trạng hiếm gặp có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe; có thể xảy ra do chân răng tích hợp vào xương. Tình trạng này xảy ra khiến răng không thể dịch chuyển dù đã niềng răng; và tất cả các răng xung quanh sẽ bắt đầu di chuyển xung quanh; kết quả gây hở các kẽ răng. Tình trạng này rất khó dự đoán, thường được xác định thông qua chụp X-quang và kiểm tra lâm sàng.

Răng về vị trí cũ

Mặc dù đây không phải là tác hại của niềng răng; nhưng tình trạng răng dịch chuyển về vị trí cũ là vấn đề phổ biến sau khi tháo niềng. Nếu bạn không đeo hàm duy trì (retainer) thường xuyên; răng có thể dễ dàng trở về chỗ cũ, đặc biệt là ngay sau khi tháo niềng.

Xem thêm bài viết tại đây

Nguồn: hello bác sĩ

Phạm Diểm