Ngày nay, kinh tế dư dả, con người ta lại chú trọng nhiều hơn vào bữa ăn mỗi ngày. Nhưng ăn nhiều chưa chắc đã tốt. Bổ sung lượng lớn dưỡng chất lại khiến cơ thể gặp khó khăn trong vấn đề chuyển hoá. Dẫn đến các căn bệnh như thừa cân, béo phì, gút… Để luôn khoẻ mạnh bạn cần chú ý đến từng miếng ăn giấc ngủ. Hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho bản thân và gia đình.
Mục lục
Chế độ dinh dưỡng như thế nào được coi là lành mạnh?
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là phải bổ sung được tất cả các chất cho cơ thể hài hoà cân đối. Không quá nhiều chất đạm, đường bột, chất béo. Phải có thật nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn uống khoa học giúp cơ thể luôn khoẻ mạnh, hạn chế phát sinh bệnh tật.
Trung bình mỗi người trưởng thành cần cung cấp 2000 calo mỗi ngày. Tuỳ vào giới tính, độ tuổi, mức độ hoạt động làm việc mà lượng calo tiêu hao sẽ khác nhau. Người làm việc nhẹ như dân văn phòng nếu bổ sung quá nhiều dưỡng chất rất dễ bị béo phì.Đàn ông thường cần nhiều calo hơn phụ nữ và những người tập thể dục cần nhiều calo hơn những người không tập thể dục.
Để có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, mọi người nên cố gắng: ăn ít nhất 5 phần của nhiều loại trái cây và rau quả mỗi ngày. bữa ăn cơ bản gồm thực phẩm giàu tinh bột chất xơ như khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống
Khuyến nghị của WHO để tuân theo chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Nuôi con bằng sữa mẹ
Một chế độ ăn uống lành mạnh nên được bắt đầu sớm ngay từ khi mới chào đời. Nuôi con bằng sữa mẹ thúc đẩy trẻ tăng trưởng khỏe mạnh, và có những lợi ích sức khỏe lâu dài như giảm nguy cơ thừa cân hoặc béo phì và phát triển các bệnh không truyền nhiễm sau này trong cuộc sống. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi rất quan trọng đối với để có một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, cung cấp nhiều loại thực phẩm bổ sung an toàn và bổ dưỡng khi trẻ được 6 tháng tuổi kết hợp với việc cho trẻ bú mẹ cho đến khi trẻ được hai tuổi và hơn thế nữa.
Ăn nhiều rau và trái cây
Rau và trái cây là nguồn cung cấp vitamin; khoáng chất, chất xơ, protein thực vật và chất chống oxy hóa quan trọng. Người có chế độ ăn nhiều rau và trái cây ít có nguy cơ mắc các bệnh béo phì, bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và một số loại ung thư.
Ăn ít chất béo
Chất béo và dầu và các nguồn năng lượng tập trung. Ăn quá nhiều, đặc biệt là các loại chất béo có hại; như chất béo bão hòa và được sản xuất công nghiệp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Sử dụng dầu thực vật không bão hòa (ô liu, đậu nành; hướng dương hoặc dầu ngô) thay vì mỡ động vật hoặc dầu có nhiều chất béo bão hòa (bơ, mỡ lợn; dừa và dầu cọ) sẽ giúp tiêu thụ chất béo lành mạnh hơn. Để tránh tăng cân không lành mạnh; tiêu thụ tổng lượng chất béo không được vượt quá 30% lượng năng lượng tổng thể của một người.
Một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho sức khỏe. Nó bảo vệ chúng ta khỏi những bệnh không truyền nhiễm mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường và ung thư.
Trích dẫn: vinmec.com
Nguyệt Minh